Quy trình kỹ thuật thâm canh nhãn thời kỳ mang quả

Quy trình kỹ thuật thâm canh nhãn thời kỳ mang quả

Quy trình này hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất nhãn thời kỳ mang quả tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Năm: N/A
Mã:FV-QU-HD-1210-07-NA

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy trình này hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất nhãn thời kỳ mang quả tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
1.2. Đối tượng áp dụng

Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Tưới nước và làm cỏ
– Tưới đủ ẩm vào các thời kỳ chuẩn bị ra hoa, nở hoa và quả phát triển. Từ tháng 11 đến khi xuất hiện hoa, chỉ tưới nước khi đất quá khô.
– Làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh gây hại.
2.2. Bón phân cho nhãn
* Liều lượng phân bón tính theo tuổi cây
Lượng phân bón cho nhãn ở thời kỳ mang quả
Loại phân Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/năm)

Loại phân

Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/năm)
Cây 4 – 6 tuổi Cây 7 – 10 tuổi Cây trên 10 tuổi
Phân vi sinh

Đạm urê

Supe lân

Kaliclorua

1,5 – 2,0

0,5 – 0,7

1,0 – 1,5

0,5 – 0,7

2,0 – 3,0

1,0 – 1,2

2,0 – 2,5

1,0 – 1,2

3,0 – 4,0

1,5 – 1,7

3,0 – 3,5

1,5 – 1,7

* Thời kỳ bón

Toàn bộ lượng phân bón được chia làm 3 lần bón trong năm.
– Lần 1: Bón thúc hoa vào cuối tháng 2 – đầu tháng 3. Bón 30% phân đạm, 20% kali và 10 – 20% phân lân.
– Lần 2: Bón thúc quả vào tháng 4 – 5. Bón 40% phân đạm và 40% phân kali.
– Lần 3: Bón sau thu hoạch quả vào cuối tháng 8 – tháng 9. Bón toàn bộ lượng phân vi sinh, 80 – 90% phân lân và lượng phân đạm, kali còn lại.
* Cách bón
– Đất ẩm, rải phân theo hình chiếu tán cách gốc 50 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân.
– Khi trời khô hạn, hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu tán, xới nhẹ đất và tưới giữ ẩm.
2.3. Cắt tỉa
* Đợt 1: Cắt tỉa sau khi thu hoạch
Tùy theo nhóm giống cây trồng , thời gian cắt tỉa sau thu hoạch khoảng cuối tháng 8 – tháng 9. Tỉa bỏ các cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành chen chúc nhau và cành trên đỉnh tán nhằm tạo cho tán có độ thông thoáng và các cành đều hướng ra ngoài tán.
* Đợt 2: Tỉa thưa lộc
Khi lộc thu dài 5 – 7 cm, tỉa bỏ những cành lộc mọc quá dày. Mỗi cành giữ lại 2 – 3 lộc to, khỏe, phân bố đều để làm cành mẹ cho vụ sau.
* Đợt 3: Tỉa thưa hoa
Tỉa bỏ những chùm hoa nhỏ và mọc chen chúc nhau. Đối với những chùm hoa giữ lại, tỉa bỏ 1 – 3 nhánh hoa ở gốc chùm hoa trước khi nụ hoa nở. Đồng thời cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khô và cành xuân quá yếu.
* Đợt 4: Tỉa thưa quả
Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, tỉa bỏ những chùm hoa không đậu quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp, cành ít quả và những cành hè mọc quá dày.
2.4. Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa đậu quả.
2.4.1. Xử lý ra hoa
* Khoanh vỏ
Áp dụng đối với những cây sinh trưởng khoẻ vào tháng 11, khi lộc thu đã thành thục. Dùng dao sắc khoanh hết lớp vỏ của cành cấp 1 hoặc cấp 2, vết khoanh rộng 0,2 – 0,3 cm.
* Phun Ethrel
Áp dụng đối với những cây ra lộc đông vào cuối tháng 11 – tháng 12 khi lộc đông dài 5 – 7 cm. Phun Ethrel 400 ppm ướt toàn bộ tán cây khi trời râm mát.
* Tưới KCLO3
Áp dụng đối với những cây đã ra lộc đông vào cuối tháng 2 khi lộc đã thành thục. Lượng KCLO3 áp dụng cho mỗi cây là 120 g (cây 7 – 8 năm tuổi) được hoà vào 10 lít nước, khuấy đều cho tan hết và tưới đều xung quanh hình chiếu tán cây. Tưới nước giữ ẩm liên tục trong 7 – 10 ngày .
2.4.2. Tăng đậu quả
Phun các loại phân bón lá Đầu trâu và Atonic ướt đều toàn bộ bề mặt tán cây khi trời râm mát. Giai đoạn 1 phun 3 lần theo định kỳ 15 ngày, bắt đầu từ khi cây nhú lộc. Giai đoạn 2 cũng phun 3 lần theo định kỳ 15 ngày, bắt đầu từ khi cây nhú giò hoa.
2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại chính
2.5.1. Bọ xít nâu
– Bắt bọ xít trưỏng thành qua đông vào các tháng 12 – 1 bằng cách rung cây vào ban đêm, gom lại và đem đốt.
– Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ.
– Sử dụng thuốc hoá học để diệt bọ xít non: Dipterex 0,3%, Sherpa 0,2 – 0,3%. Trebon 0,15 – 0,2%.
2.2.2. Rệp hại hoa và quả non
Sử dụng thuốc hoá học như: Supracide 0,2 – 0,3%, Trebon 0,15 – 0,2% phun 2 lần. Lần thứ nhất khi rệp xuất hiện, lần 2 sau phun lần đầu 5 – 7 ngày.
2.5.3. Sâu tiện vỏ và sâu đục thân
Thường xuyên theo dõi vườn cây, khi thấy xuất hiện lớp mùn cưa đùn ra ở thân cây thì tìm lỗ đục để bắt sâu non. Có thể bắt thủ công bằng gai mây, dây thép hoặc sử dụng một số loại thuốc như: Polytrin 0,2%, Sumicidin 0,2% bơm vào các vết đục để diệt sâu non. Sau khi thu hoạch quả cần vệ sinh vườn cây, quét vôi vào gốc cây để hạn chế trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ hở của thân cây.
2.5.4. Bệnh tổ rồng
Xuất hiện ở chồi non, lá, chùm hoa làm cho lá non xoăn lại, chùm hoa sun lại không nở được, dần dần lá và hoa sẽ bị rụng.
Cắt bỏ chùm hoa, cành lá bị bệnh gom lại và đem đốt để tránh lây lan ngay khi bệnh mới xuất hiện. Tăng cường thâm canh để tăng khả năng chống bệnh của cây. Phun thuốc phòng trừ nhện hại và các đối tượng khác.
2.5.6. Bệnh mốc sương
Bệnh xuất hiện và gây hại tập trung vào thời kỳ ra hoa và quả non làm chùm hoa biến màu, thối quả và rụng.
Phun Rhidomil MZ 0,2%, Boocdo 1%, Oxyclorua đồng 0,2 – 0,3%. Phun lần 1 khi cây ra giò hoa và phun lần 2 khi hoa nở 5 – 7 ngày.
2.6. Thu hoạch nhãn
Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu vàng, vỏ quả xù xì hơi dày chuyển sang mỏng và nhẵn, quả mềm, cùi có vị thơm, hạt có màu đen . Sử dụng cho chế biến có thể thu hoạch quả khi đạt 80 – 90% độ chín hoàn toàn sử dụng cho ăn tươi.

Nguồn:giongcaytrong.com