0
Mô tả
CÂY CAU NHẬT
Cây Cau Nhật hay được gọi là cây cau lụa. Cây thích hợp trồng làm cảnh nội thất văn phòng vì những giá trị mà nó mang lại. Cây chịu được đất xấu, ít tốn công chăm sóc, giữ dáng lâu…
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Quy cách cây cau nhật tại vườn cây cảnh gia huy:
– độ cao 1,3m -1,5m.
– chậu trắng cao 40cm, đường kính miệng 30cm -35cm.
– Trong chậu có 8 – 10 thân cây/khóm.
– tốc độ phát triển chậm nên giữ dáng và quy cách cây lâu dài , lá nhỏ tán xum xuê .
– Giá đã bao gồm: Chậu cây loại 1, đá trắng dải mặt, loại đất tốt chuyên cho trồng cây.
Cây cau nhật khỏe, chịu được đất xấu, được trồng làm cảnh rất phổ biến ở các nước nhiệt đới, vì cây có dáng đẹp và lá có màu vàng nhạt dùng làm cây cảnh trang trí nội thất.
Cây cau Nhật có tác dụng hút khí độc làm sạch không khí trong nhà và môi trường xung quanh. Chúng hấp thu chất ô nhiễm vào lá và chuyển các độc tố xuống rễ. Rễ sẽ biến các độc tố thành nguồn thức ăn cho cây.
Cây rất dễ trồng bằng hạt hay tách ra cây con từ các bụi lớn. Cây mọc khoẻ, chịu được đất xấu, nên trồng ở chậu cây vẫn đẻ nhánh và sống lâu năm. Ươm gieo hạt (quả) như cau nhà, trong các túi bầu, cây cao 50 cm đem trồng nơi cố định
Với chậu cây cau Nhật bên bàn làm việc, bạn sẽ cảm thấy không gian thoáng và dễ chịu hơn. Cau Nhật còn là loại cây có ý nghĩa về mặc phong thủy, giúp xua tan những điều không may mắn.
THÔNG TIN CHI TIẾT
Tên gọi và xuất xứ của cây cau vàng
Tên thông thường: cây Cau vàng, Cau kiểng vàng, Cau cảnh
Tên khoa học: Chryslidocarpus lutesceus
Họ: Arecaceae (Cau)
Đặc tính, Hình thái cây cau vàng
Cây mọc thành bụi dày vì luôn đâm chồi ở bên, cây cao xen lẫn cây thất rất đẹp. Cây chỉ cao 1 – 2 m nếu trồng ở chậu, còn đem trồng ở vườn thì cao đến 6 – 7 m đường kính đến 20 cm. lá có bẹ mềm bóng, cuống lá tròn và phiến lá dạng kép lông chim màu vàng nhạt. Cụm hoa đơn tính, cùng gốc, lớn, dài đến 40 cm, phân nhánh nhiều và hoa mọc dày đặc.
Thân bụi do cây con đâm chồi từ gốc; Cây mọc bụi thẳng, thân màu xanh pha vàng; Lá có bẹ xẻ, phiến lá xẻ lông chim thường có màu hơi vàng rất đẹp.
Ưu điểm và lợi ích mang lại từ cây cau vàng
Trong văn phòng, cây cau vàng đã được công nhận là một trong số ít các cây có khả năng hấp thụ những độc tố hóa học, đặc biệt là chất xy-len. Do đó cau vàng là một trong số những loại cây tốt nhất thường được ưa chuộng để trồng trong nhà và lọc khí độc.
Cây cũng giúp gia tăng độ ẩm cho không gian xung quanh, diệt khuẩn. Cây giúp giảm căng thẳng, tăng năng suất làm việc và giúp tinh thần phấn chấn hơn.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Hướng dẫn chăm sóc cây cau vàng:
Cau vàng cần được trồng hoặc đặt, để ở những nơi ánh sáng không quá yếu vì bản lá mỏng, thiếu sáng sẽ khiến cây sinh trưởng yếu, kéo dài thời gian trong điều kiện sẽ làm lá chóng rụng và dẫn đến cây sẽ bị chết.
Yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng, ra nhánh nên cau vàng yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô. Thông thường chậu cây cau vàng đặt trong văn phòng hoặc trong nhà cần được tưới nước từ 4-5 lần/ tuần. Mỗi lần tưới nước, cần tưới đều vào gốc cây cau, tưới xung quanh cả cụm gốc. Khi cây xuất hiện có lá vàng thì nên dùng kéo cắt sát bẹ, không nên dùng tay nhổ ra làm ảnh hưởng đến bụi và rễ cây.
– Ánh sáng: ưa môi trường nửa râm, sợ ánh sáng trực tiếp. Ánh sáng được cung cấp đầy đủ sẽ có lợi cho quá trình phát triển của cây. Thường thì trong khoảng cuối tháng 5 và đầu tháng 9 nên che bóng khoảng 30-50%. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp cần cung cấp đủ ánh sáng cho cây, giúp cây tránh được mùa đông lạnh và tích lũy chất dinh dưỡng cho thời kỳ mọc mầm lá mới. Tuy cây tương đối chịu được bóng nhưng tốt nhất không nên để cây ở những nơi không có ánh nắng trong thời gian dài, những nơi tán xạ ánh sáng mặt trời như dưới bóng cây, sân thượng có mái che thích hợp hơn.
– Nhiệt độ: ưa ấm, không chịu được lạnh. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất là 18 – 23°C. Nhiệt độ thấp nhất nên trên 10°C, nếu không làm chậm quá trình phát triển của cây và bắt đầu thời kỳ bán ngủ nghỉ của cây. Nếu nhiệt độ xuống 5°C, cây sẽ không chịu được. Mùa hè, nếu nhiệt độ cao trên 35°C, quá trình phát triển của cây sẽ bị ảnh hưởng.
– Nước: ưa ẩm, vào thời kỳ sinh trưởng nên chú ý duy trì độ ẩm trong chậu và không khí xung quanh. Mùa đông, chú ý giữ cho lá cây luôn sạch sẽ, cần thường xuyên phun nước lên mặt lá với một lượng nước vừa phải hoặc lau rửa bề mặt lá. Sợ ngập nước, nên chú ý đến độ khô ráo và ẩm ướt của chậu khi cây được đặt chủ yếu ở ngoài trời, nhưng từ cuối tháng thứ 5 đến tháng thứ 9 nên chú ý duy trì độ ẩm cho chậu. Khi đặt cây trong nhà lại cần chú ý đến độ khô ráo của bề mặt đất, vào mùa đông, nên để đất khô 2–3 ngày rồi mới tưới nước.
– Đất: thích hợp với loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, chứa nhiều chất mùn. Thường sử dụng hỗn hợp gồm 4 phần đất mục, 1 phần đất cát, 2 phần đất chứa chất hữu cơ đã phân hủy. Đất phèn, đất sét, đất pha nhiều cát đều không thích hợp.
– Phân bón: ưa màu mỡ, ngoài việc phải bón thêm các loại phân hữu cơ, bình thường cũng cần phải thực hiện cách bón phân thích hợp. Bón mỏng sẽ giúp lá cây tươi hơn. Dưới điều kiện nhiệt độ sinh trưởng của cây, cứ nửa tháng tưới một lần phân bón loãng, hoặc có thể một tháng bón một lần phân bón dạng rắn. Không nên bón phân vào mùa đông. Bón phân đạm là chính, rồi đến kali phốt phát.