Kĩ thuật trồng cây Xoan Lát ( Lát Hoa)

Cây Lát Hoa là cây gỗ quý, gỗ có độ cứng và năng trung bình, dễ làm, ít co giãn, không bị mối mot, thườngdùng để đóng đồ đạc quý, làm gỗ, tán lạng, trang sức bề mặt.
 I Đặc điểm sinh học cây xoan lát
*Đặc điểm hình thái:
Lát Hoa là cây gỗ lớn cao tới 25 – 30 m, đường kính ngang ngực tới 1.2 – 1.3 m. Thân thẳng, hệ rễ và tán lá phát triển. Lá kép lông chim 1 lần chẵn, mọc cách mang 10- 18 lá chét. Hoa tự xim viên chuỳ ở đầu cành. Quả nang hoá gỗ hình trái xoan, đường kính 3-3.5 cm. Hạt dẹt

hình quạt, có cánh mỏng, xếp chồng chất ngang trong từng ô của quả.
* Đặc điểm sinh thái
Cây ưa sáng, lúc nhỏ sinh trưởng nhanh, chịu bóng. Từ 10 tuổi trở đi sinh trưởng chậm hơn. Lát Hoa ưa đất ơi xốp, ẩm, nhiều mùn, đất còn tính chất đất rừng. Lát Hoa phát riển tốt rên đât feralit phát riển trên đá mẹ Granit, đá vôi
II. Kỹ thuật rồng và chăm sóc
* Thời vụ:
Thường trồng vào đầu mùa mưa (vụ Xuân hoặc vụ Hè).
*Phương thức trồng:
Trồng thuần loài, hỗn giao hoặc làm giầu rừng hỗ giao theo rạch hoặc theo đám với các loài cây bản địa khác.
* Mật độ trồng:
Mật độ: Trồng thuần loài: 10 cây/ ha (cự ly 3x3m) hoặc trồng với mật độ 830 cậy/ha (cự ly 3x4m).
– Trên các nơi đất xấu, trồng Lát Hoa cần có cây phù trợ, mật độ cây Lát Hoa là 60 cây/ha, cây phụ trợ là 100 cây/ha, hỗ giao theo hàng.
– Trồng làm giàu theo rạch: Mật độ 420 cây/ha (cự ly 8x3m)
– Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp: Mật độ 20-250 cây/ha.
* Tiêu chuẩn cây giống:
Tuổi cây giống con trên 6 tháng, đường kính cổ rễ: 0,5 – 0,6 cm, chiều cao bình quân: 35 – 40 cm, cây sinh trưởng tốt, không bị cụt ngọn, sâu bệnh.
* Kỹ thuật  trồng
– Chọn đất và làm đất: Chọn đất màu mỡ, cao ráo, hơi ẩm, xốp. Đánh cỏ, cuốc hố cách nhau 3 m,
– Đào hố: 40x40x40 cm, lót phân, phủ đất., bố trí theo hình nanh sấu giữa các hàng. Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng.
– Lấp hố kết hợp với bòn lót ừ 0.1 – 0.3 kg phân NPK/hố, vun đất heo hình mui rùa.
– Trồng cây: Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu,  đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.
* Kỹ thuật chăm sóc
– Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-4 và tháng 9-10.
– Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 60 – 80cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc 0.1 -0.3kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỷ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để người và gia súc phá hại.
III. Phòng trừ sâu, bệnh hại
– Nhìn chung cây xoan lát trong giai đoạn vườn ươm ít nấm bệnh. Thường có 2 loại sâu hại: Sâu đục nõn và sâu ăn lá cả ở vườn ươm và ngoài rừng trồng.
+ Xén tóc: Ấu trùng xén tóc đục thân, xén tóc trưở thành gặm vỏ, làm gãy cành, giảm sinh trưởng và làm chết cây.
+ Sâu đục thân: Sâu non đục ngọn làm gãy ngọn, giảm sinh trưởng của cây.
– Cách phòng trự hữu hiệu nhất là thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng. Ngoài ra còn có thể dùng hoá chất hông thường.
+ Phòng chống mối: Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC: 4 lít thuốc pha tỷ lệ 70 lít nước-phun vào hố trước khi trồng 10 – 15 ngày.
+ Phòng chống dế: Dùng bả gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa, bò khô + 1/00 BAĐAN-95 sp, vê viên băng hạt đậu tương, rắc mỗi gốc 2 viên sau khi trồng
IV. Khai thác, sử dụng
Có thể thu hoạch tập trung hay rải rác. Cây Lát 8-10 tuổi có thể cho khai thác tỉa thưa làm cột kèo. Lưu ý cây Lát ừ 9 – 10 năm tuổi có tốc độc phát riển rất chậm,vì ở độ tuổi này cây lát ập trung ra hoa và kết quả rộ nhất, dẫn đến sự không tập trung nuôi dưỡng. Lát hoa cho khai thác lấy gỗ ít nhất sau 25-30 năm trồng.