- Tên khoa học: Eucalyptus
- Tên địa phương: Cây bạch đàn
- Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam
- Quy cách bầu:
- Quy cách cây:
Mô tả
Cây bạch đàn
CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
- Tiêu chuẩn sản xuất:TCCS 01:2011/CGNTIS
- Tỉ lệ đồng đều≥95%
Quy trình sản xuất:
Kỹ thuật áp dụng trong đề tài này bao gồm các công đoạn: Giai đoạn khử trùng vào mẫu; giai đoạn tạo cụm chồi và phát triển cụm chồi; giai đoạn tăng trưởng chồi, giai đoạn tạo rễ; giai đoạn ươm cây ngoài vườn ươm.
Các điều kiện nuôi cấy mô được áp dụng như sau:
– Nhiệt độ phòng nuôi: 25 ± 20C.
– Cường độ chiếu sáng: 1000 – 2000 lux.
– Thời gian chiếu sáng: 10 giờ/ ngày.
– Ẩm độ trung bình: 70%.
Ưu điểm của giải pháp:
– Tốc độ nhân giống nhanh, hệ số nhân cao (317 cụm chồi/ năm) thời gian nuôi cấy ngắn (20 ngày/ 1 đợt cấy truyền).
– Sử dụng các chất thông dụng, rẻ tiền, dễ kiếm trên thị trường (BA, NAA, IBA).
– Cây con tạo ra cứng cáp, có tỉ lệ sống cao (85%) trở lên.
– Quy trình đã được hoàn thiện, đưa vào ứng dụng sản xuất với qui mô công nghiệp từ năm 2003.
ĐẶC TÍNH SINH THÁI
Cây Bạch đàn Eucalytus Urophylla còn gọi là cây Bạch đàn đỏ là một giống Bạch đàn mới có ưu điểm phát triển sinh khối nhanh, ít hại đất, đã được trồng thành công ở Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu Phù Ninh (Phú Thọ), Hữu Lũng-Lạng Sơn, Công ty giấy Đồng Nai, Gia Lai.
Việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để sản xuất cây giống đầu dòng cây Bạch đàn Eucalytus Urophylla nhằm cung cấp cho các đơn vị, cơ sở nhân giống cây trồng rừng của tỉnh, góp phần giảm giá thành và giảm tỷ lệ hao hụt, hạn chế nhiễm bệnh và giảm phiền hà trong quá trình vận chuyển, có ý nghĩa rất lớn đối với địa phương.
Kỹ thuật nhân giống Bạch đàn Eucalytus Urophylla năng suất cao bằng công nghệ nuôi cấy mô là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, đã được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá cao.
CÔNG DỤNG
Nhân dân thường dùng hạt keo làm thuốc chữa giun với liều 10-15g cho trẻ con, có thể uống tới 25-50g đối với người lớn. Uống liền 3 sáng vào lúc đói
LỢI ÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI
Hiệu quả kinh tế rất cao
– Trong năm 2002-2003, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định đã áp dụng phương áp nhân giống trên và sản xuất với quy mô công nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm 2003 đã tạo ra khoảng 700.000 cây bằng phương pháp này.
– Cây giống áp dụng theo quy trình công nghệ này có chất lượng tốt, giá thành hạ (250 đ/cây. Nếu mua của các đơn vị phía Bắc: 350 đ/cây), giảm được chi phí vận chuyển, lượng hao hụt cây chết giảm.
– Đảm bảo cung cấp giống cây Bạch đàn năng suất, chất lượng cao cho chương trình trồng rừng Bình Định và khu vực miền Trung – Tây Nguyên.