Giống cây đinh lăng

  • Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms
  • Tên địa phương: Đinh lăng
  • Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam
  • Quy cách bầu: 12x18cm
  • Quy cách cây: đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥55cm

Mô tả

  • Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms
  • Tên địa phương: Đinh lăng
  • Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam
  • Quy cách bầu: 12x18cm
  • Quy cách cây: đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥55cm

CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

  • Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS 01:2011/CGNTIS
  • Tỉ lệ đồng đều ≥95%
  • Quy trình sản xuất: Dâm cành hoặc gieo hạt. Nguyên liệu thu từ vườn cây đầu dòng. Sản xuất tuân thủ theo qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm cây giống hoàn toàn không mang mầm bệnh.
  • Cự ly trồng: 3x4m
  • Chỉ tiêu khác: Dễ ra hoa, đậu trái

ĐẶC TÍNH SINH THÁI

  • Cây bụi xanh tốt quanh năm, cao 0,5-2 m, thân tròn sần sùi không gai, mang nhiều vết sẹo lồi to màu nâu xám do lá rụng để lại. Lá mọc cách, kép lông chim 2-3 lần, dài 20-40 cm.
  • Lá chét chia thùy nhọn không đều, màu xanh, bóng mặt dưới nhiều hơn, gốc lá và phiến lá thuôn nhọn dài 3-5 cm, rộng 0,5-1,5 cm; gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ, 3-4 cặp gân phụ. Cuống lá dài, tròn, màu xanh sậm, có những đốm xanh nhạt trên cuống, đáy cuống phình to thành bẹ lá. Lá kèm dạng phiến mỏng dính hai bên bẹ lá.
  • Cụm hoa tán tụ thành chùm ở ngọn cành. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ, màu xanh, dài 0,3-0,4 cm. Lá bắc tập hợp ở gốc cuống hoa (tổng bao lá bắc), hình tam giác nhọn. Bao hoa: đài hoa thu hẹp chỉ còn 5 răng, đều, rời, dạng vảy màu xanh; 5 cánh hoa rời, đều, màu xanh, hình bầu dục thuôn nhọn ở đỉnh, dài 0,25-0,3 cm, rộng 0,1-0,15 cm, có gân giữa, tiền khai hoa van.
  • Có nguồn gốc từ đảo Thái Bình Dương, được trồng khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi. Cây ưa sáng, ưa ẩm và đất sâu, có thể chịu hạn và bóng râm. Thường được trồng chủ yếu bằng cách giâm cành.
  • Mùa hoa quả: tháng 4-7.

CÔNG DỤNG

  • Tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên người. Thân và lá cũng có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ. Làm thuốc bổ làm tăng cân (thân và lá cũng có tác dụng này).
  • Làm tăng hiệu quả điều trị của cloroquin trong bệnh sốt rét thực nghiệm trên động vật. Tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu. Tác dụng an thần và ít độc.
  • Nước sắc đinh lăng có tác dụng đối kháng với trùng roi, trị lỵ amip cấp. Sau 10 ngày hết triệu chứng lâm sàng và sau 16 ngày xét nghiệm lại hết amip thực huyết, hết kén. Rễ làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, chữa ho ra máu, ho, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng.

LỢI ÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI

Hiệu quả kinh tế rất cao

  • Cây Đinh lăng có nguồn gốc từ các quần đảo Thái bình dương nhưng nay được trồng khắp nơi, chủ yếu để làm cảnh vì dáng cây đẹp. Người ta thu hoạch rễ cây từ những cây được trồng sau hơn 3 năm hoặc hơn, đem về rửa sạch, phơi trong mát cho khô và để giữ được phẩm chất, để dành dùng lâu rễ vẫn còn mùi thơm. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi ăn như rau sống. Khi dùng rễ, có thể để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, giúp mau lên cân.
  • Có thể trồng xen nhiều loại cây trồng khác có tán thấp để gia tăng thu nhập trên đơn vị canh tác

Li ích xã hi

  • Tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ,….
  • Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương…